Dự án nước sạch hơn 80 tỷ đồng bỏ hoang ở Thanh Hóa

Nhà máy nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của hơn 19.000 dân ở Thanh Hoá đang “đắp chiếu” sau ba năm triển khai

Công trình đắp chiếu.

Dự án nước sạch hơn 80 tỷ đồng bỏ hoang ở Thanh Hóa

Ngày 30/10/2014, UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy cấp nước sạch cho các xã Cẩm Tâm, Cẩm Vân (huyện Cẩm Thủy) và xã Yên Lâm (huyện Yên Định).

Dự kiến, công trình đưa vào sử dụng quý I năm 2018, đáp ứng nhu cầu cấp nước sạch cho hơn 19.000 nhân khẩu các xã Cẩm Tâm, Cẩm Vân và Yên Lâm.

Dự án nước sạch hơn 80 tỷ đồng bỏ hoang ở Thanh Hóa

Tuy nhiên, đến tháng 4/2017, dự án mới xây dựng được khoảng hơn 50% khối lượng thì dừng thi công.

Dự án này đặt tại xã Cẩm Vân với diện tích 12.000 m2. Công trình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hoá làm chủ đầu tư, nhà thầu là Công ty TNHH Tratech.

Dự án nước sạch hơn 80 tỷ đồng bỏ hoang ở Thanh Hóa

Nhiều tháng nay, công trình bỏ hoang không có người trông coi; rác tấp đầy trong bể chứa nước.

Theo người dân địa phương, dự án nhà máy cấp nước sạch ở Cẩm Vân là công trình có tính cấp thiết do nguồn nước ở các xã quanh khu vực này bị ô nhiễm nặng.

Dự án nước sạch hơn 80 tỷ đồng bỏ hoang ở Thanh Hóa

Những cây sắt làm tường rào không được bảo quản nằm phơi sương gió đã gỉ sét.

Dự án nước sạch hơn 80 tỷ đồng bỏ hoang ở Thanh Hóa

Các hồ chứa nước thô cũng bỏ dở dang, trâu bò của người dân xuống tắm khiến hồ ô nhiễm nặng.

Ông Trương Công Hòa, Chủ tịch UBND xã Cẩm Vân cho biết, việc dự án chậm tiến độ khiến người dân rất bức xúc, trong các cuộc tiếp xúc cử tri, bà con phản ánh gay gắt. “Chúng tôi nhiều lần kiến nghị cấp trên sớm tìm giải pháp tiếp tục thi công, nhanh chóng đưa nhà máy vào hoạt động nhưng đến giờ vẫn không thấy thực hiện”, ông Hoà nói.

Dự án nước sạch hơn 80 tỷ đồng bỏ hoang ở Thanh Hóa

Đại diện chủ đầu tư, ông Lê Đại Minh, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho hay, công trình có tổng mức đầu tư hơn 80 tỉ đồng, trong đó vồn nhà nước trên 66 tỉ đồng, còn lại là vốn đối ứng. Đến năm 2017, trung ương mới cấp 37 tỷ đồng và năm 2018 cấp thêm 5 tỷ đồng.

“Do vốn chưa đủ thanh toán khối lượng nhà thầu đã hoàn thành nên công trình không thể thi công trở lại”, ông Minh nói.

Tin Liên Quan