Hướng dẫn khoan giếng, khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm

Tuy ngày nay các dự án nước sạch cung cấp cho thành phố lớn đã có nhiều nhưng tại các vùng quê, vùng xa thành phố hoặc thậm chí ngay cả tại những khu vực đã được cung cấp sử dụng nước sạch nhưng vẫn cần đến việc khoan giếng để khai thác nước sạch trong lòng đất. Đây là nguồn nước dồi dào và đảm bảo về chất lượng cho các hoạt động sử dụng nước của con người phục vụ ăn uống và sinh hoạt. Vì vậy hôm nay chúng tôi sẽ Hướng dẫn khoan giếng, khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm đi đôi với bảo vệ nguồn nước để sử dụng lâu dài, hiệu quả. 

Hướng dẫn khoan giếng, khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm

1) Các điều kiện lựa chọn giếng khoan và vị trí

1.1) Xác định loại giếng khoan :

Căn cứ vào mức độ sử dụng, điều kiện nguồn nước ngầm, điều kiện địa chất thủy văn và kết cấu hạ tầng địa chất của từng khu vực,  khả năng hạ thấp mực nước trong đất. Có thể lựa chọn 1 trong 2 loại hình giếng khoan khai thác nước là giếng khoan công nghiệp hay giếng khoan dân dụng. Tuy nhiên để khoan được giếng khoan công nghiệp với đường kính và chiều sâu lớn thì cần có rất nhiều kiến thức chuyên ngành, dụng cụ kỹ thuật hiện đại mới có thể thực hiện đặc biệt phải sử dụng máy bơm chìm giếng khoan để khai thác nước sau khi đã khoan xong. Vì vậy trong bài viết này chúng tôi chỉ gói gọn trong phạm vi hướng dẫn khoan giếng dân dụng.

1.2) Lựa chọn vị trí khoan giếng theo phạm vi ảnh hưởng :

Đối với giếng khoan cho mục đích cấp nước sinh hoạt thì khoan với đường kính 60mm, khoảng cách giữa 2 giếng là 200m; giếng cách nhà vệ sinh hoặc khu chuồng trại tối thiểu 10m để đảm bảo hợp vệ sinh.

Đối với giếng khoan phục vụ cho tưới ruộng đường kính 60mm, khoảng cách giữa 2 giếng 350m. Không nên bơm đồng thời các giếng liền kề nhau. Khoảng cách tối thiểu từ giếng khoan chống hạn cho cây trồng đến giếng cấp nước sinh hoạt là 600m.

Nên chọn vị trí các giếng khoan ở vùng thấp và có tầng chứa nước có trữ lượng lớn.

2) Hướng dẫn khoan giếng.

2.1) Chọn phương pháp khoan:

Tùy theo địa tầng từng vùng Có thể chọn một trong 3 phương pháp sau.

– Phương pháp khoan xoay với dung dịch đất sét và ống chống. Khi khoan xong chú ý thổi rửa lỗ khoan bằng máy sục khí.

– Phương pháp đóng giếng. Phương pháp này ngay nay ít được sử dụng do tốn nhiều công sức

2.2) Cấu tạo của giếng khoan:

Một giếng khoan khai thác nước dưới đất thường có 4 bộ phận sau

– Miệng giếng: Thường kết hợp bố trí vị trí đặt máy bơm nước giếng khoan.

– Thân giếng (còn gọi là ống vách): được cấu tạo bằng ống thép hoặc ống nhựa uPVC có nhiệm vụ chống nước nhiễm bẩn và chống sạt lở giếng. Chiều dài của ống vách khoảng từ 6-8m.

– Bộ phận thu nước (còn gọi là ống lọc nước): Được nối với ống vách có nhiều khe, lỗ lưới dùng để thu nước, được bố trí tại tầng trữ nước vào giếng. Chiều dài ống lọc khoảng 2-3m.

– Ống lắng: Bố trí dưới ống lọc nước. Dùng để lắng cặn cát và chịu lực khi thổi súc rửa giếng. Chiều dài ống lắng khoảng 1-1,5m.

Xem thêm: Dụng cụ cầm tay của Đức giá rẻ 

2.3) Khoan và lắp đặt giếng khoan

Bước 1: Khoan giếng:

Lựa chọn vị trí khoan giếng và phương pháp khoan như chúng tôi đã nói ở trên. Sau đó sử dụng mũi khoan phá mẫu có độ sắc cao để khoan những mét khoan đầu tiên. Vì đất trên mặt thường cứng hơn bình nường nên phải sử dụng mũi khoan sắc để việc tiến hành dễ dàng hơn. Sau đó ta có thể thay mũi khoan.

Khi khoan khoan cần chuẩn bị dây dẫn nước và máy nén khí để bơm nước xuống đẩy mùn khoan lên. 

Bước 2: Kết cấu giếng gồm ống chống, ống lọc và ống lắng :

Sau khi khoan cần phải kết cấu giếng gồm ống chống, ống lọc và ống lắng. Thông thường với giếng khoan có độ sâu nhỏ ta có thể kết cấu 3 bộ phận này trước rồi mới thả xuống giếng và chèn sỏi. Còn nếu độ sâu lớn thì kết cấu ống lắng – ống lọc – và một phần ống chống, sau khi thả xuống tiếp tục kết cấu phần còn lại của ống chống đến miệng giếng.

Khi lắp đặt hoàn thành, phải cách ly giếng để khỏi bị nhiễm bẩn từ bề mặt đất xuống và các tầng ngậm nước không dùng đến bằng cách chèn xung quanh bên ngoài ống vách giếng lớp đất sét có độ sâu tối thiểu là 1m, quanh miệng giếng lớp đất sét rộng 0,5m, tạo bệ giếng bằng bê tông M200 kích thước dài 0,3m, rộng 0,3m và cao 0,3m để nước bẩn không thấm vào giếng.

Kết cấu giếng khoan

Ảnh minh họa : kết cấu ống chống, ống lắc và ống lọc sau khi khoan

Bước 3: Bơm súc rửa giếng : 

Tiến hành bơm hút nước từ trong giếng ra ngoài khoảng 2 giờ cho đến khi thấy nước trong, không màu, không có mùi vị lạ thì chính thức đưa vào sử dụng.

Nếu nước nhiễm sắt (nước phèn có mùi tanh, màu vàng) thì dùng bể lọc phèn để xử lý hoặc lọc phèn theo phương pháp truyền thống.

Chú ý : Nếu sau khi khoan giếng xong,xét thấy không có nước thì không kết cấu giếng, phải tiến hành lấp hố khoan theo các tài liệu hướng dẫn khác. 

3) Khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm.

Sau khi khoan giếng xong ta tiến hành khai thác thử bằng cách bơm nước liên tục để kiểm tra trữ lượng nước trong giếng. Sau đó mới tiến hành đưa vào khai thác. 

Trong quá trình khai thác nên đi đôi với bảo vệ nguồn nước bằng cách không sử dụng bừa bãi nguồn nước sạch cho những hoạt động không cần thiết. 

Không xây dựng các nguồn có thể gây ô nhiễm gần giếng khoan nhưng chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh, bể phốt… 

Che chắn giếng khoan cẩn thận đối với giếng khoan ngoài trời và có biển cảnh báo.