XỬ LÝ NƯỚC CẤP

SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC NGẦM (NƯỚC GIẾNG KHOAN)

Việt Nam là quốc gia có nguồn nước ngầm khá phong phú về trữ lượng và khá tốt  về chất lượng. Nước ngầm tồn tại trong các lỗ hổng và các khe nứt của đất đá, được tạo thành trong giai đoạn trầm tích đất đá hoặc do sự thẩm thấu, thấm của nguồn nước mặt, nước mưa… nước ngầm có thể tồn tại cách mặt đất vài mét, vài chục mét, hay hàng trăm mét.

Đối với các hệ thống cấp nước cộng đồng thì nguồn nước ngầm luôn luôn là nguồn nước được ưa thích. Bới vì, các nguồn nước mặt thường hay bị ô nhiễm và lưu lượng khai thác phải phụ thuộc vào sự biến động theo mùa. Nguồn nước ngầm ít chịu ảnh hưởng bởi các tác động của con người. Chất lượng nước ngầm thường tốt hơn chất lượng nước mặt nhiều. Trong nước ngầm hầu như không có các hạt keo hay các hạt lơ lửng, và vi sinh, vi trùng gây bệnh thấp

Chi tiết xem thêm tại đây….

 

SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC MẶT ( NƯỚC SÔNG)

Nguồn nước cung cấp cho nước sinh hoạt ở nước ta chủ yếu là nguồn nước mặt được lấy từ các sông hồ…, sau khi qua xử lý sẽ dẫn đến các hộ dân, các khu công nghiệp. Hiện nay, hơn 60 % tổng công suất các trạm cấp nước tại các đô thị và khu công nghiệp trên cả nước dùng nguồn nước mặt với tổng lượng nước khoảng 3 triệu m3/ ngày đêm. Con số này còn tăng lên nhiều trong những năm tới nhằm cung cấp cho các đô thị và khu công nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển.

Thành phần chính của nước mặt

– Khoáng chất: Hàm lượng khoáng chất của các sông ở Việt Nam còn  thấp ( 200 – 500 mg/L);

– Độ pH: Nước ở các sông chính có độ kiềm trung tính (7 – 8);

– Độ cứng: Nước thuộc nước mềm;

– Hàm lượng các ion chính: Chủ yếu là các ion Ca2+, Mg2+, K+, SO42-, CL, HCO3, …

 

Chi tiết xem thêm tại đây….